Bộ nguồn thuỷ lực là thiết bị không còn xa lạ với nhiều người khi nó xuất hiện trong hầu hết các dây chuyền, hệ thống sản xuất công nghiệp của nước ta. Bộ nguồn hay trạm nguồn được nhiều người ví là một hệ thống thủy lực đơn giản. Vì nó bao gồm rất nhiều thiết bị: nguồn, điều khiển, an toàn, điều chỉnh, theo dõi. Vậy khi bạn có nhu cầu
thiết kế bộ nguồn thủy lực cho hệ thống của mình thì tính toán, lựa chọn như thế nào. Để tối ưu gía và chi phí khi thiết kế lắp đặt bộ nguồn thuỷ lực chúng ta quan tâm đến các tiêu chí sau:
1. Tính toán cách chọn xy lanh thủy lực
Đây là công việc đầu tiên mà khách hàng cần phải thực hiện. Nếu tính toán thông số xi lanh thủy lực sai thì sẽ dẫn đến việc hệ thống không hiệu quả và phải bắt đầu lại. Xác định tải trọng làm việc, cần phải đáp ứng cụ thể. Nếu tải trọng quá lớn, không chính xác sẽ làm xi lanh hư hỏng, cong ty, gãy cần. Nếu tải trọng quá nhỏ thì sẽ gây lãng phí, tốn kém.
2. Tính toán cách chọn bơm thủy lực
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại bơm phổ biến: Bơm cánh gạt, bơm bánh răng, bơm piston. Tùy vào lưu lượng, công suất cũng như chế độ làm việc mà khách hàng chọn loại bơm thủy lực. Lời khuyên dành cho khách đó là không chọn bơm có áp suất quá cao. Bơm dùng trong các trạm nguồn nhỏ thì không quá 200 bar. Với những bơm áp cao thì buộc phải sử dụng ống dẫn, van hay dầu thủy lực có chất lượng tốt khiến chi phí tăng và việc tìm kiếm thiết bị cũng khó khăn hơn rất nhiều. Có một lời khuyên dành cho khách hàng đang sử dụng trạm nguồn nhỏ đó là bơm có áp khoảng 150 bar. Tuy nhiên, đường kính xi lanh phải tăng lên. Điều này giúp việc chọn bơm thủy lực loại bánh răng hay cánh gạt dễ dàng hơn vì bơm piston áp cao lại khó tìm. Các loại xi lanh nâng hạ thì luôn sẵn có trên thị trường.
3. Chọn motor điện (động cơ) cho bộ nguồn
Động cơ điện hay motor điện là thiết bị quan trọng không kém trong trạm nguồn thủy lực. Nó là động lực khi kéo cho bơm dầu chạy hiệu quả. Chính vì thế mà việc lựa chọn motor không thể bỏ qua.
4. Cách chọn van thủy lực cho bộ nguồn
Chúng ta có thể liệt kê những van thủy lực thông dụng nhất mà người ta thường lắp trên các bộ nguồn như: Van phân phối dầu gồm van điện từ và van gạt tay nhiều cần hoặc một cần. Chức năng của van đó là điều khiển dòng dầu trong hệ thống. Van an toàn có chức năng đảm bảo hệ thống luôn vận hành ổn định với mức giá trị đã định mức. Nó bảo vệ hệ thống làm việc tốt nhất. Van một chiều: Chức năng của van đó là chỉ cho dòng chảy thủy lực đi theo 1 chiều duy nhất, tránh chảy ngược lại gây rò rỉ, hỏng bơm. Ngoài ra, tùy vào nhu cầu thực tế của khách hàng mà có thể lắp thêm các loại van khống chế hành trình, van tiết lưu, van chống lún, đế van. Tiếp theo đó là xác định áp suất max, áp suất min, áp suất làm việc của van. Kích thước van hay cỡ size sẽ phụ thuộc nhiều vào công suất, lưu lượng dầu của bộ nguồn. Cuối cùng là chọn hãng sản xuất: Rexroth, Yuken, HDX, Boden, Nachi, Besko… Sau khi đã lựa được van phù hợp thì người dùng cần gia công đế van để có thể cố định van vào bộ nguồn và thuận tiện lắp đặt.
5. Phải lắp đặt bộ tản nhiệt làm mát dầu
Trong hầu hết các
bộ nguồn thủy lực đều có quạt tản nhiệt đi kèm. Sau một thời gian hoạt động, do ma sát nên nhiệt độ được sinh ra và tăng lên. Ma sát này có thể là các lớp dầu với nhau, dầu với thành hay các cơ cấu chấp hành với nhau. Dầu nóng sẽ làm biến chất dầu, tăng nguy cơ cháy nổ, nóng chảy vật liệu. Làm mát dầu là điều vô cùng cần thiết nhất với những bộ nguồn hoạt động trong một thời gian dài. Tuy nhiên với một số máy móc, hệ thống hoạt động với tần số thấp, công suất không cao thì việc làm mát có thể bỏ qua. Quạt gió là thiết bị được ưu tiên nhiều hơn khi thiết kế bộ nguồn thủy lực vì khả năng tăng đối lưu không khí nên giúp tản nhiệt nhanh hơn, hiệu quả hơn. Quạt được làm từ các chất liệu như thép, nhôm với tiêu chuẩn nên khả năng chống mòn hiệu quả.
6. Cách xác định lượng dầu cho hệ thống
Dầu thủy lực của bộ nguồn giống như máu của cơ thể. Nó chảy xuyên suốt, mang năng lượng sinh công và hồi dầu quay trở lại thùng. Dầu sẽ sinh nhiệt, tản nhiệt, truyền năng lượng và nhận năng lượng. Tùy thuộc vào tải trọng cũng như đặc điểm của từng máy móc, công việc mà khách chọn lựa các loại dầu: 32, 46, 68, 100.
7. Tính toán cho thùng dầu thủy lực
Thùng dầu hay bể dầu dùng để chứa dầu thủy lực, cung cấp cho bộ nguồn hoạt động và là nơi để gá các thiết bị như van, motor, bơm. Thùng dầu ngày nay được thiết kế dạng hộp chữ nhật nhằm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc không khí nhằm hạ nhiệt độ của dầu. Thùng chứa dầu phải có kích thước lớn sao cho lượng dầu chức max chiếm khoảng 2/3 thể tích của thùng. Trong thùng dầu, vị trí đặt ống xả và ống hút dầu phải cách đáy 30 mm. Nếu bố trí ống hút và ống xả sát đáy thì có thể gây vẩn đục chất bẩn có trong dầu. Điều này nguy hại đến hệ thống vì dầu bẩn gây xước ty hoặc các chi tiết máy, phá hủy bề mặt phần tử ở áp lực cao. Ngoài ra, nếu đặt ống hút- xả dầu gần đáy thì sẽ tạo nên dầu sủi bọt. Nó khiến dầu không điền đầy ống dẫn, hao tổn công suất, xâm thực gây ảnh hưởng đến hệ thống.