I. Đạm và Ammonia NH3 trong ao nuôi
·
Nguồn đạm có trong nước ao nuôi là nguyên nhân tạo ra các loại chất độc
NH3 và
NO2-
·
Đạm trong ao nuôi có nguồn gốc từ:
1. Phân tôm cá. Tôm cá chỉ tiêu thụ 25% đạm từ thức ăn để phát triển; 75% đạm còn lại trong thức ăn sẽ đước tôm cá bài tiết qua phân.
2. Thức ăn. Khi cho tôm cá ăn, một phần đạm từ thức ăn tan vào nước, gây ô nhiễm. Khi tôm cá không tiêu thụ hết thức ăn, thức ăn thừa là nguồn đạm gây ô nhiễm ao nuôi.
3. Xác tảo chết, tôm chết khi phân hủy sẽ tạo ra đạm.
4. Nguồn nước từ sông rạch cấp vào ao bị ô nhiễm: xác thực vật, động vật phân hủy, phân dư thừa từ các vườn hoa màu, ruộng lúa như DAP, U-rê, NPK, phân chuồng
· Trong nước ao nuôi
đạm sẽ phân hủy biến thành
NH3 (độc) và
NH4+ (ít độc).
·
NH3 độc gấp 300 – 400 lần NH4+
·
Hai dạng này sẽ chuyển đổi qua lại tùy theo PH của nước ao nuôi
Đạm trong nước phân hủy → NH3 ←→ NH4+
1. Ở mức
PH < 8.5 nồng độ NH4+ sẽ tăng gấp hàng chục lần lnồng độ NH3 có trong nước ao.
2. PH thích hợp cho tôm phát triển tốt và không nhiễm độc ammonia là PH = 7.5 – 8.5
3. Khi
PH > 9,
nồng độ NH3 trong nước sẽ tăng gấp hàng chục lần nồng độ NH4+ và tôm cá sẽ bị nhiễm độc NH3 qua mang vào máu. Tôm cá nếu bị nhiễm nặng sẽ chết hàng loạt. Nếu bị nhiễm nhẹ sẽ chậm lớn, dễ bị nhiễm bệnh.
4. Nồng độ NH3 cho tôm thẻ chân trắng phát triển tốt là NH3 < 0.3 mg/Lít. Ở nồng độ
NH3 > 0.45 mg/Lít sức tăng trưởng của tôm đã giảm đi 50%.
5. Với cá biển nồng độ
NH3 cho phép có thể cao hơn
Tóm Lại:
7.5 < PH < 8.5 NH4+ chiếm ưu thế : Tốt
9 < PH NH3 chiếm ưu thế : Xấu
Xem thêm:
máy sục khí cho tôm
II. Quá Trình Nitrate Hóa
·
NH3 (độc) sẽ được nhóm vi khuẩn Nitrosomonas sp và Nitrosococcus sp chuyển hóa thành NO2- (rất độc)
· Nếu trong nước ao nuôi có nhóm vi khuẩn
Nitrobacter sp và Nitrospira sp phát triển mạnh, chúng sẽ chuyển hóa NO2- thành NO3- (ít độc nếu độ mặn đủ cao). Quá trình diễn ra phản ứng sinh hóa này gọi là
quá trình Nitrate hóa
· Trong ao luôn có sự hiện diện của các nhóm vi khuẩn trên nhưng mật độ rất thấp, và do chúng không thể tăng trưởng tự nhiên nhanh như các loài vi khuẩn thông thường khác nên quá trình Nitrate hóa thường xãy ra rất yếu, chậm và tôm cá thường dễ bị ngộ độc do NH3 tích tụ, tăng nhanh.
· Đặc biệt nhóm vi khuẩn
Nitrobacter sp và Nitrosprira sp là vi khuẩn hiếu khí chỉ phát triển và hoạt động mạnh nếu hàm lượng DO (ôxy hòa tan) trong nước đủ cao
· Điều này có nghĩa hàm lượng
DO trong nước ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong việc khử độc NH3 trong ao nuôi
· DO cao và dư thừa, giúp quá trình nitrate hóa được thực hiện dễ dàng nhanh chóng:
Quá Trình Nitrate Hóa
NH3 (rất độc) à Nitrosomonas sp + Nitrosococcus sp à NO2- (rất độc) à Nitrobacter sp + Nitrospira sp à NO3- (ít độc)
· Quá trình Nitrate hóa là chuỗi phản ứng ôxy hóa với sự tham gia của các vi sinh vật (gọi là phản ứng sinh hóa),
biến đổi NH3 rất độc, do đạm phân hủy trở thành NO3- rất ít độc cho tôm cá
· Quá trình này thực ra luôn xãy ra trong tự nhiên một khi xuất hiện các nguồn đạm trong nước với sự tham gia của nhóm vi sinh hiếu khi nói trên, nhưng như đã nói, do mật độ vi khuẩn trong tự nhiên rất thấp, DO trong ao nuôi thấp, chu trình Nitrate hóa xãy ra chậm, lượng NH3, NO2- từ đạm dư tăng nhanh. Tôm cá vì vậy phát triển chậm hoặc chết nhiều
Chu Trình phát sinh Khí Độc Trong Ao Nuôi Tôm, Cá
III. Ảnh hưởng của NH3 và NO2- lên Tôm Cá
· Trong quy trình nuôi công nghiệp tôm thẻ chân trắng, nuôi cá với mật độ cao, hàm lượng khí độc NH3 và NO2- luôn có xu hướng tăng rất nhanh và gây độc làm tôm cá gây chết nhanh hoặc chậm lớn, dễ nhiễm bệnh.
· Ở tôm thẻ chân trắng, biểu hiện rõ nhất là tôm hay nổi đầu, nhảy khỏi mặt nước, giảm ăn, chậm lớn. Với cá thì hiện tượng nổi đầu, giảm ăn, lở loét da
· NH3 và NO2- cao còn làm giảm chức năng miễn dịch và sức đề kháng nên tôm dễ nhiễm các bệnh khác như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đen mang, hoại tử cơ…
· NH3 và NO2- sẽ làm tảo trong ao nuôi phát triển đột biến, nhất là các loại tảo xấu, gây ra việc thiếu ôxy trong nước ao nuôi trầm trọng vào ban đêm. Đặc biệt có thể làm sụp tảo nhanh chóng gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng cho tôm cá
IV. Giải Pháp Xử Lý NH3 và NO2-
- Tăng cường cung cấp ôxy cho ao tôm và tăng lượng vi sinh phù hợp để chu trình Nitrate hóa xãy ra một cách hiệu quả
- DO trong nước ao nuôi nên duy trì từ
4 – 6 ppm. Mức DO ở giới hạn này luôn an toàn để tôm hoạt động mạnh, tăng mức đề kháng bệnh.
- Mức DO cao giúp ức chế các vi khuẩn yếm khí gây bệnh cho tôm như dòng Vibriosis gây các bệnh phân trắng, gan tụy…
- Mức DO cao từ 4 – 6 ppm sẽ tạo điều kiện lý tưởng để chu trình Nitrate hóa xãy ra với hiệu quả tốt nhất
Nhắc lại: Hàm lượng khí NH3 hiện diện trong môi trường nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
PH và nhiệt độ là 2 yếu tố quan trọng nhất. Nếu nhiệt độ cao, PH cao mà hàm lượng DO thấp thì tính độc của NH3 càng cao.
- Giữ
PH ở ngưỡng an toàn từ 7.5 – 8.5
- Giữ nhiệt độ nước ao nuôi thấp như che lưới lan, tăng cường quạt nước
- Thay nước ao nuôi khoảng 30 – 50% và hút cặn đáy, xi phông nhiều lần trong ngày
- Nuôi thay nước tuần hoàn và xử lý nước bằng Nano Ozone (đọc bài Xử lý nước ao nuôi thủy sản bằng Nano Ozone ở trang Web này)
Nguồn Mekongcoop
Kính chúc bà con nuôi thủy sản gặt hái những mùa bội thu !